Cùng xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, từ đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho những người trẻ. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh – sinh viên Việt Nam cần phải trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để dễ dàng làm việc ở bất cứ môi trường hay quốc gia nào trên thế giới.
Hiện nay, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định, cam kết, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm lớn cho nguồn nhân lực trong nước. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các quốc gia trong khu vực về tiêu chuẩn, trình độ và đặc biệt là kỹ năng làm việc…được đánh giá là công cụ quan trọng nhất cho việc tự do di chuyển lao động chất lượng cao trong khu vực.
Đặc biệt, sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một phát triển theo thời gian, tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm tốt cho lao động Việt. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nước ngoài, họ đòi hỏi cao ở chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là kỹ năng làm việc và khả năng giao tiếp ngôn ngữ thứ hai.
Mặc dù vậy, chất lượng nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79/10 điểm, trong khi ở các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia 5,59/10, Thái Lan 4,94/10 đã phần nào chứng tỏ được sự yếu kém của chúng ta trong vấn đề đào tạo tài năng trẻ. Theo đánh giá, nhân lực Việt Nam còn thiếu kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp và trách nhiệm…Do đó, ngay từ bây giờ, thế hệ trẻ ngồi trên ghế nhà trường cần phải sớm được đào tạo những vấn đề này để sớm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Recent Comments